Table of Contents
Công nghệ phun phủ nhiệt đã được sử dụng rộng rãi ở khắp các nước Châu Âu và đang dần chứng minh được tính ưu việt trong các công trình lớn nhỏ. Ngoài việc bảo vệ chống ăn mòn và nâng cao hiệu suất, lớp phủ phun nhiệt còn được sử dụng để sửa chữa và phục hồi các bộ phận bị ăn mòn hay gia công sai. Vậy cụ thể phương pháp này được thực hiện như thế nào? Và điều gì tạo nên các đặc tính vượt trội của lớp phủ này? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Công nghệ xử lý bề mặt phun phủ nhiệt ngày càng được quan tâm nhờ những lợi ích và tính hiệu quả mà nó mang lại. Với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ, các phương pháp phun phủ cũng được cải tiến ở nhiều mặt nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn. Vậy hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm lớp phủ và các ứng dụng thực tiễn cũng như ưu/nhược điểm của phương pháp này qua các phần được trình bày dưới đây.
Phun phủ nhiệt là một phương pháp công nghệ sử dụng để phục hồi và tái tạo các lớp vật liệu kim loại/ phi kim loại bề mặt khác nhau của các chi tiết. Cơ chế của phương pháp này là nung nóng một phần hay toàn bộ các vật liệu rắn ở dạng bột, dây, thanh hay lõi thuốc bằng dòng vật chất năng lượng cao (dòng khí chất hoặc dòng plasma). Vật liệu được phân tán thành các hạt dưới dạng sương mù nhỏ và được tăng tốc để đẩy hạt đến bề mặt cần phủ đã được chuẩn bị sẵn.
Tất cả các phương pháp phun nhiệt đều liên quan đến việc phóng thích các hạt vật liệu đã được xử lí lên bề mặt chi tiết cần phủ đã được làm sạch và chuẩn bị để chúng bám vào, tạo thành một lớp phủ liên tục. Với đặc điểm hình thành như vậy, lớp phủ sẽ có cấu trúc dạng lớp. Trong đó, các phần tử vật liệu bị biến dạng và xếp chồng lên nhau. Tại bề mặt tiếp xúc giữa các phần tử với chi tiết và bề mặt tiếp xúc của các phần tử xảy ra các quá trình liên kết bền vững tạo nên cấu trúc lớp phủ.
Phun phủ nhiệt cung cấp các lớp phủ có độ dày xấp xỉ từ 20 micromet đến vài milimet tùy thuộc vào quy trình và nguyên liệu. Và có thể được thi công ở nhiều độ dày khác nhau, thường là 100 – 750 micron. Các bề mặt vật liệu phun phủ nhiệt có thể kể đến như kim loại thép, hợp kim, gốm sứ, nhựa và vật liệu tổng hợp. Chất lượng lớp phủ thường được đánh giá bằng cách đo độ xốp, hàm lượng oxit, độ cứng vĩ mô và vi mô, độ bền liên kết và độ nhám bề mặt.
Quy trình này có thể được sử dụng để áp dụng các lớp phủ cho nhiều loại vật liệu và thành phần khác nhau, nhằm cung cấp khả năng chống mài mòn, ăn mòn, xâm thực…. Phun phủ nhiệt cũng được sử dụng để cung cấp độ dẫn điện hoặc cách điện, bôi trơn, ma sát cao hoặc thấp, mài mòn hy sinh, kháng hóa chất và nhiều đặc tính bề mặt mong muốn khác.
Please click this link to see article in English: Classification and application of metal coating technology in industries
Phun phủ nhiệt được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau với các ứng dụng hữu ích. Các lớp phủ này là vật liệu rắn gồm kim loại hoặc hợp kim dưới dạng dây, thanh và bột được gia nhiệt làm nóng nóng chảy nhờ tiếp xúc với quá trình đốt cháy nhiên liệu trong đầu phun nhờ nhiên liệu phun. Ngọn lửa từ thiết bị phun sẽ cung cấp năng lượng cho hỗn hợp đã được đun nóng, và một khi nó đã được phun lên kim loại, hỗn hợp sẽ giữ được một lớp phủ chắc chắn. Dưới đây là 4 phương pháp phổ biến nhất hiện nay để tạo ra lớp phủ phun nhiệt:
Phun phủ ngọn lửa khí cháy được xem là một phương pháp chính của phun phủ nhiệt và được áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau trong 100 năm qua. Trong phun lửa cũng được chia thành 2 loại phổ biến là phun dây và phun bột. Quá trình phun ngọn lửa khí cháy sử dụng ngọn lửa oxy- acetylene. Nhiệt từ ngọn lửa làm nóng chảy vật liệu phủ và khí nén đẩy chúng lên trên bề mặt vật liệu cần phủ. Quy trình này cũng là một dạng khác của “quá trình lạnh – cold process” do nhiệt độ hoạt động tương đối thấp suốt quá trình.
Phương pháp phun hồ quang điện được ứng dụng phổ biến do hiệu quả về chi phí và tiết kiệm thời gian thi công. Với phương pháp này, hồ quang được hình thành do sự tiếp xúc của hai dây kim loại trái dấu, thường có cùng thành phần. Điều này dẫn đến hiện tượng nóng chảy ở đầu vật liệu làm dây. Không khí nguyên tử hóa vật liệu phun nóng chảy và tăng tốc lên bề mặt. Tốc độ phun được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh nguồn cấp dây khi nó bị nóng chảy. Lớp phủ do phương pháp phun hồ quang cung cấp độ bền liên kết cao, nhiệt độ bề mặt thấp và tỷ lệ bao phủ cao nên thích hợp cho các vùng vật liệu phủ có kích thước lớn. Các ứng dụng phổ biến cho phương pháp này có thể kể đến như chống mài mòn, chống ăn mòn, sửa chữa các thành phần và chống sờn rách. Hệ thống này có tính cơ động cao nên rất thích hợp để ứng dụng xử lý tại chỗ, cục bộ đối với các kết cấu lớn hoặc chi tiết phức tạp.
HVOF (High velocity oxy fuel) là một quá trình phun phủ được áp dụng cho những bề mặt vật liệu cần lớp phủ dày và độ bám dính cao với cơ chế đẩy bột vật liệu dưới dạng bán nóng chảy ở vận tốc siêu âm lên bề mặt vật liệu cần phủ. Nhiên liệu (hydro/ dầu hỏa) được trộn với oxy và đốt cháy trong buồng đốt, khí cháy được tăng tốc trong buồng phun thông qua vòi phun. Điều này tạo ra gia tốc lớn giúp tăng tốc độ của các hạt trong hỗn hợp. Kết quả tạo nên một lớp phủ đặc biệt mỏng được phân phối đồng đều trên bề mặt có độ liên kết cơ học cao với các thành phần trên bề mặt, khả năng bám dính tốt.
Nếu bạn quan tâm phương pháp phun phủ HVOF, tham khảo bài viết này để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết:
Quá trình phun phủ plasma bao gồm việc phun bột dưới dạng nóng chảy hoặc bán nóng chảy lên trên bề mặt vật liệu để tạo một lớp phủ. Vật liệu phủ được bơm ở dạng bột vào ngọn lửa plasma nhiệt độ cao, tại đây dưới tác nhân nhiệt và khí mang, vật liệu này nhanh chóng được đẩy lên trên bề mặt thiết bị cần phủ. Các lớp phủ do phun plasma có thể dày vài micromet đến vài milimet. Các lớp phủ được phun plasma thường sử dụng nhiệt độ cao hơn và vận tốc thấp hơn (so với HVOF) cho phép áp dụng cho nhiều bề mặt phủ khác nhau, kể cả gốm sứ.
Lớp phun phủ nhiệt được sử dụng trong nhiều ứng dụng hữu ích, có thể bao gồm bảo vệ máy bay, tòa nhà và các cấu trúc khác khỏi nhiệt độ khắc nghiệt, hóa chất hoặc các điều kiện môi trường như độ ẩm cao và mưa. Một số ứng dụng phổ biến có thể kể đến như:
Là một giải pháp công nghệ được đánh giá cao và áp dụng rộng rãi, tuy nhiên không phải lúc nào phun phủ nhiệt cũng là giải pháp tốt nhất cho các dự án. Vậy hãy cùng xem xét các ưu và nhược điểm của công nghệ này để xác định độ phù hợp của nó đối với kế hoạch của bạn về cả tính hiệu quả và chi phí thực hiện.
Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp phun phủ nhiệt vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục:
Tuy còn một số hạn chế, phun phủ nhiệt vẫn được xem là phương pháp bảo vệ chống ăn mòn cho thấy nhiều hứa hẹn trong tương lai. Không chỉ mang đến một giải pháp lâu dài, nó còn chứng minh được tính hiệu quả trong việc bảo vệ bề mặt qua năm tháng. Những tiến bộ trong thiết bị phun nhiệt đã làm tăng đáng kể tốc độ phun kể từ khi kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi, cắt giảm đáng kể thời gian cần thiết để hoàn thành các dự án.
Nếu bạn mong muốn tìm kiếm một giải pháp hiệu quả, kinh tế và hạn chế được các nhược điểm kể trên, đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp của VIVABLAST sẽ trực tiếp đánh giá và áp dụng phương pháp phủ phù hợp cho các dự án của bạn, các công đoạn chuẩn bị bề mặt và tạo lớp phủ được thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn, áp dụng các công nghệ phun sơn tiên tiến (như sơn mạ kẽm) nhằm mang đến giải pháp bảo vệ – chống ăn mòn tối ưu cho tài sản của bạn.