Trang chủ > Tại sao phải dùng sơn chống cháy cho kết cấu thép trong thi công

Tại sao phải dùng sơn chống cháy cho kết cấu thép trong thi công

Thi công sơn chống cháy là một trong những biện pháp mà hầu hết các công trình đều phải thực hiện. Vậy tại sao lại phải thực hiện biện pháp này? Điểm đặc biệt của loại sơn này là gì? Tìm hiểu công dụng của loại sơn này trong chống cháy cho công trình nói chung và các kết cấu thép nói riêng qua bài viết dưới đây!

I. Lợi ích của sơn chống cháy khi thi công trên kết cấu thép

Việc sử dụng sơn chống cháy cho kết cấu thép là điều bắt buộc trong Quy định về Phòng cháy chữa cháy (PCCC) hiện nay. Do vật liệu có kết cấu thép là loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong các công trình thi công hiện nay bao gồm nhà xưởng, công trình dân dụng, nhà cao tầng,…Do vậy, sử dụng các biện pháp chống cháy cho các kết cấu thép rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả người và tài sản. Vậy thì những lợi ích cũng như yêu cầu nào khi thi công sơn cho kết cấu thép cần lưu ý?

1.1. Điều kiện bắt buộc khi thi công sơn chống cháy đạt chuẩn theo quy định

Để đạt được tiêu chuẩn chống cháy tốt nhất thì khi thi công sơn chống cháy cho các kết cấu thép hoặc cho bất kỳ vật liệu nào, phải tuân thủ theo sau đây:

  • Thi công khi có độ ẩm không khí đạt chuẩn: Độ ẩm trên 85% đạt tiêu chuẩn.
  • Đối với nhiệt độ môi trường: Thi công khi nhiệt độ dưới 5°C hoặc trên 45°C sẽ gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả của lớp sơn.
  • Khi thi công trên kết cấu thép, nhiệt độ tối thiểu cần lớn hơn nhiệt độ điểm sương là 3°C. Nhiệt độ quá cao sẽ gây tác động xấu đến màng sơn, do vậy điều kiện thi công cần điều chỉnh khi bề mặt sắt, thép có nhiệt độ trên 50°C, chẳng hạn như việc chuyển đổi thời gian làm việc vào buổi sáng hay chiều tối, che chắn hay chuyển vào trong công xưởng sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ tốt hơn.
  • Các điều kiện khác khi thi công son chong chay cho kết cấu thép: Đảm bảo vật liệu không bị bẩn từ việc thổi cát, từ bụi sơn… Tạm ngừng thi công khi trời có mưa, tuyết, sương mù, gió mạnh hay bão, để tránh việc hư hại hay phá hủy lớp sơn.

son chong chay vivablast 1

Xem thêm: VAI TRÒ CỦA SƠN CHỐNG CHÁY CHO KẾT CẤU THÉP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH THI CÔNG

1.2. Công dụng của sơn chống cháy cho kết cấu thép trong thi công

Sử dụng biện pháp dùng sơn để chống cháy cho kết cấu thép trong thi công là một trong những biện pháp dễ dàng, hiệu quả và có tính kinh tế cao. Lợi ích của biện pháp này như sau:

  • Sơn chống cháy giúp bảo vệ bề mặt của vật liệu thép: vì lớp sơn hoàn thiện gồm 2 lớp là lớp lót và lớp phủ. Hai lớp này kết hợp thành một lớp bảo vệ chắc chắn cho vật liệu thép, tách biệt hoàn toàn với môi trường xung quanh.
  • Giúp làm chậm quá trình oxy hóa của vật liệu sắt thép: Lớp phủ của sơn có tác dụng làm chậm phản ứng hóa học giữa sắt và oxy trong không khí, giảm tốc độh gỉ sét trên vật liệu hay còn được gọi là quá trình oxy hóa.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt thép: VLớp phủ được sản xuất với nhiều màu sắc khác nhau, tùy vào kết cấu cũng như sở thích mà khách hàng có thể lựa chọn cho công trình màu sắc phù hợp nhất.
  • Tạo ra một lớp màng ngăn bảo vệ hiệu quả, tránh sự hấp thụ và tỏa nhiệt của các kết cấu thép. Khi gặp lửa các thành phần đặc biệt trong lớp sơn giúp lớp sơn phồng to hơn so với kích thước ban đầu. Lớp sơn ngăn chặn được sự tiếp xúc của vật liệu và ngọn lửa, khi sử dụng sơn sẽ giúp giảm phạm vi cháy, hỗ trợ bảo vệ công trình và giúp lực lượng phòng cháy chữa cháy trong công tác dập lửa được tốt hơn.

1.3. Mẹo kiểm tra độ sạch của bề mặt trước khi sơn chống cháy

Để sơn chống cháy mang lại hiệu quả cao nhất, cần đảm bảo thi công đúng cách và thực hiện khâu chuẩn bị trước khi sơn kỹ càng. Một trong những điều quan trọng trước khi sơn là kiểm tra bề mặt các kết cấu sắt, thép đã sạch đạt chuẩn hay chưa. Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790: 2011, thì có 2 cách để kiểm tra bề mặt thép sạch đạt chuẩn:

  • Kiểm tra độ sạch của bề mặt vật liệu bằng cách dùng kính lúp có độ phóng đại 6 lần soi trên bề mặt bán thép để quan sát. Nếu không thấy bụi bẩn, gỉ sét,… là đạt yêu cầu.
  • Kiểm tra độ sạch của mỡ, dầu trên bề mặt kết cấu trước khi thi công là nhỏ 2 – 3 giọt xăng lên bề mặt đã được làm sạch. Sau thời gian tối thiểu 15 giây, dùng giấy lọc thấm xăng còn đọng lại trên mặt bản thép. Nhỏ xăng sạch lên mặt giấy lọc cùng loại để kiểm tra. Sau khi hai tờ giấy lọc đã bay hết xăng, nếu màu sắc của hai vết xăng đã bay hơi giống nhau là đạt yêu cầu về độ sạch dầu mỡ.

dac diem cua son chong chay cho ket cau thep

II. Phân biệt sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt trong thi công

Hiện nay có rất nhiều người lầm tưởng sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt là cùng một loại. Vậy thì 2 loại sơn này khác nhau như thế nào?

Sơn chống cháySơn chịu nhiệt
Là loại sơn chống được sự cháy lan của ngọn lửa. Bề mặt sơn sẽ phát ra một loại khí trơ để làm chậm lại và ngăn chặn sự lan truyền của lửa. Thêm vào đó các thành phần trong lớp sơn sẽ trương phồng lên gấp 40-70 lần so với ban đầu khi gặp lửa. Tạo ra một lớp xốp bảo vệ kết cấu ngăn tiếp xúc với ngọn lửa.Sơn chịu nhiệt là loại sơn chịu nhiệt độ cao từ 200 độ C, 300 độ C, đến 600 độ C, lên đến 1000 độ C. Nó được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài. Loại sơn này chịu được nhiệt và giúp giảm cơ hội cháy, giảm tốc độ cháy trong khoảng thời gian giới hạn.

Nhìn chung, sơn chống cháy cơ bản là một loại sơn có khả năng chống được sự cháy do lửa gây ra. Còn sơn chịu nhiệt thì đúng như tên gọi của nó, là loại sơn có thể chịu được nhiệt từ ngọn lửa, ngăn kết cấu hấp thụ nhiệt. Làm chậm và hạn chế sự bùng lên của ngọn lửa.

III. Quy trình thi công sơn chống cháy đạt chuẩn quốc gia 2022

Hướng dẫn quy trình thi công sơn chống cháy đạt chuẩn 2022 bao gồm những bước sau đây:

Bước 1: Làm sạch bề mặt vật liệu (khung sắt thép, kim loại,…)

Đây là bước đầu tiên, ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả và mức độ thẩm mỹ của toàn bộ quá trình. Do vậy phải chuẩn bị thật kỹ cho bề mặt vật liệu trước khi sơn. Bề mặt cần sạch đạt và khô thoáng đạt chuẩn SA 2.0 (là làm sạch bằng phương pháp phun cát kỹ). Thực hiện bước làm sạch bề mặt rất quan trọng. Giúp cho màng sơn bám dính tốt hơn và hiệu quả chống ăn mòn cao hơn; đồng thời tạo nhám bề mặt giúp đạt tiêu chuẩn và hiệu quả phát huy tốt nhất.

Bước 2: Phun lớp sơn lót chống rỉ phù hợp

Sơn lót là lớp sơn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt được sơn. Vai trò của sơn lót vô cùng quan trọng, nó giúp chống gỉ cho thép và tạo độ bám cho lớp son chong chay tốt hơn.

Khi tiến hành bước sơn lót cho kết cấu sắt thép, đảm bảo sơn đều bề mặt vật liệu; độ dày khoảng 50 µm – 80 µm trên bề mặt. Thời gian khô tiêu chuẩn của lớp sơn lót tối đa là 30 phút.

Lưu ý: Phải nghiệm thu đầy đủ theo các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại TCVN 8789:2011 về độ bám dính, tổng chiều dày các lớp sơn trên mặt thép trước khi sơn lớp sơn phủ, sau đó tiến hành sơn lớp phủ.

Bước 3: Tiến hành sơn lớp sơn chống cháy

Sau khi lớp sơn lót chống rỉ khô thì tiến hành phun sơn phủ lên bề mặt cần thi công. Lớp sơn phủ là lớp chính ngăn cách giữa lửa và bề mặt thép cần bảo vệ. Thời gian chống cháy tối ưu hay không là phụ thuộc vào độ dày và mức độ đạt tiêu chuẩn của lớp sơn được phun lên trên bề mặt các kết cấu sắt thép.

Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ màu sắc

Sau khi hoàn tất sơn cho kim loại, bạn cần sơn thêm một lớp sơn phủ màu để tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Sơn phủ vừa là lớp sơn ngoài cùng vừa có vai trò như một lớp bảo vệ tối ưu hơn.

Bước 5: Nghiệm thu chất lượng thi công sơn chống cháy theo tiêu chuẩn quốc gia

Thực hiện 3 bước nghiệm thu chất lượng thi công theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011 như dưới đây:

  • Kiểm tra thời gian khô của sơn, thời gian sơn giữa các lớp sơn theo nhà sản xuất quy định.
  • Nghiệm thu độ bám dính và độ dày của các lớp sơn lót và của toàn bộ các lớp sơn kỹ càng.
  • Kiểm tra độ phủ của sơn trên các góc cạnh, đầu bulông, khe tiếp giáp nhiều lớp thép ở các góc khác nhau để hướng dẫn cho người thi công thực hiện đúng công nghệ do nhà sản xuất quy định.

Thi công sơn chống cháy là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để phòng cháy cho các công trình thi công. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về lợi ích của son chong chay, vật liệu chống cháy và quy trình chống cháy đạt chuẩn quốc gia như thế nào. Để được tư vấn thêm về các phương pháp chống cháy hiện nay VIVABLAST đang cung cấp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới:

  • ĐT: (+ 84-28) 38 965 006/7/8
  • Fax: (+ 84-28) 38 965 004
  • Email: vivablast@vivablast.com

Tin tức khác

Coppyright © 2023 Vivablast. All right reserved
Index