Trang chủ > Sơn FEVE có những điểm khác biệt như thế nào so với sơn PVDF?

Sơn FEVE có những điểm khác biệt như thế nào so với sơn PVDF?

Sơn FEVE và PVDF đều là những lựa chọn sơn chống ăn mòn khá phổ biến trong các công trình hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang nhầm lẫn chúng với nhau hoặc chưa hiểu rõ về tính chất riêng biệt của chúng. Bài viết ngày hôm nay của chúng tôi sẽ giúp làm rõ các vấn đề kể trên, giúp việc lựa chọn loại sơn trở nên dễ dàng và chính xác hơn. 

Sơn FEVE và PVDF: Khái niệm, đặc điểm, so sánh và cách lựa chọn

Đầu tiên, bài viết sẽ điểm qua về định nghĩa, đặc điểm cấu trúc và ứng dụng của sơn FEVE và PVDF. Tiếp đến sẽ là phần so sánh các đặc tính kỹ thuật giữa 2 loại sơn. Kết thúc bài viết sẽ là các khuyến nghị chọn sơn thích hợp cho công trình chống cháy

Sơn FEVE và PVDF là gì? Chúng có những đặc tính cơ bản nào và được ứng dụng ra sao?

1. Fluoro Ethylene Vinyl Ether (FEVE)

Sơn chống ăn mòn từ nhựa FEVE (Fluoro Ethylene Vinyl Ether) là chất đồng trùng hợp của monome fluoroethylene (FE) và monome vinyl ether (VE). Những loại nhựa này được phát triển để khắc phục các nhược điểm trong quá trình xử lý của nhựa fluoropolymer truyền thống: yêu cầu phải  nóng chảy hoặc hòa tan ở nhiệt độ tương đối cao để tạo thành một lớp phủ bảo vệ. Giống như các chất fluoropolymer khác, sơn FEVE có khả năng chống tia cực tím và hóa chất tốt, tăng dần theo số lượng nguyên tử flo trong đơn vị lặp lại. Hàm lượng flo tăng cũng làm giảm hệ số ma sát và tăng điểm nóng chảy, trong khi hàm lượng ete vinyl cao hơn sẽ giúp cải thiện khả năng hòa tan trong nhiều dung môi. Các nhóm ete vinyl cũng góp phần tạo ra độ bóng cao, cho phép các mặt phản ứng hoặc các nhóm chức được kết hợp vào polyme.

Ứng dụng chính của sơn FEVE là tạo lớp phủ kiến ​​trúc. Nhựa FEVE có tác dụng giúp cải thiện khả năng chống ăn mòn và hạn chế ảnh hưởng của tự nhiên, đặc biệt là trong môi trường biển, nơi lớp phủ tiếp xúc với cả bức xạ tia cực tím mạnh và độ ăn mòn cao. Công nghệ sơn phủ này còn cho độ bóng và giữ màu lâu dài từ 30 năm trở lên. Do đó, FEVE giúp giảm thiểu chi phí bảo trì lớp sơn, không cần phải sơn lại định kỳ quá nhiều lần. 

sơn feve vivablast thumbnail-min

2. PVDF

Bên cạnh sơn FEVE, lớp phủ Polyvinylidene Fluoride (PVDF) cũng là một trong những loại sơn phủ công nghiệp và thương mại được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. PVDF là một chất fluoropolymer nhiệt dẻo nguyên chất. Đây là lớp phủ màng dày, kháng hóa chất, chủ yếu được sử dụng trên các thiết bị xử lý hóa chất, nhờ vào trọng lượng nhẹ và độ dẫn nhiệt thấp. 

Sơn PVDF có thể được phủ lên kim loại cả trước và sau khi tạo hình. Tại các công trình nhà máy, loại sơn phủ này được áp dụng cho các loại mái kim loại, cửa nhà để xe, tấm tường, các kết cấu nhôm định hình trên tường rèm, cửa sổ, khung nhôm, máng xối, vách ngăn và tấm che nắng.

Tương tự sơn FEVE, sơn PVDF không bị ảnh hưởng bởi hầu hết các hóa chất và dung môi, đồng thời có khả năng chống mài mòn cao. Nó cũng đặc biệt bền với dung môi, axit và có tỷ trọng rất thấp so với các chất fluoropolymer tương tự. Lớp phủ PVDF cho thép, nhôm và các kim loại khác cũng có độ bền điện môi cao mang lạikhả năng chống chịu các yếu tốkhắc nghiệt từ môi trườngi. Cùng với khả năng tự dập lửa, vật liệu phủ này tạo ra ít khá khói khi gặp hỏa hoạn.

Sơn FEVE và sơn PVDF khác nhau ở những đặc tính kỹ thuật riêng biệt nào?

Cả hai loại sơn phủ gốc nhựa là PVDF và sơn FEVE đều là các lớp hoàn thiện được ứng dụng tại nhà máy, và thường đòi hỏi quá trình phun và nung. Cả hai đều có thể đáp ứng và vượt quá các tiêu chí về hiệu suất của AAMA 2605. Tuy nhiên, chúng vẫn có một số khác biệt nhất định, và đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa chúng:

1. Chất nhựa nhiệt rắn (thermoset) và nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic)

PVDF là nhựa nhiệt dẻo, trong khi FEVE là nhiệt rắn. PVDF nhiệt dẻo sẽ “nóng chảy lần nữa” dưới nhiệt độ và áp suất cao, trong khi nhựa FEVE  sẽ không có quá trình đó sau khi đã được đóng rắn hoàn toàn. Các đặc tính nhiệt rắn này cũng mang lại cho nhựa FEVE độ dẻo dai vượt trội và khả năng chống trầy xước, ma sát.

2. Số lớp sơn cần thiết

Lớp phủ dạng lỏng và bột có gốc PVDF cần tối thiểu 2 lớp sơn: Một lớp sơn lót để tăng thêm sự bảo vệ và lớp sơn phủ trên cùng để mang lại độ bền và khả năng bảo vệ như mong muốn. Trên thực tế, số lượng lớp sơn còn có thể phụ thuộc vào vị trí, màu sắc và hiệu ứng đặc biệt cộng và cả hiệu suất. 

Trong khi đó, sơn FEVE chỉ cần một lớp khi phủ lên nhôm. Các đặc tính nhiệt rắn và liên kết Flo-Carbon độc đáo của nhựa FEVE tạo ra độ bền và khả năng bảo vệ như nhau (hoặc tốt hơn) chỉ với một lớp sơn duy nhất, không cần sơn lót hoặc sơn phủ trong. 

3. Màu sắc và độ bóng

Cả PVDF và FEVE đều giữ được màu sắc và độ bóng cực kỳ tốt, đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất thời tiết của AAMA 2605. Tuy nhiên, sơn FEVE tĩnh điện có độ bóng cao hơn. Các loại nhựa PVDF bị hạn chế mức độ bóng mà chúng có thể đạt được vì nhựa PVDF hoạt động như một chất làm mờ. 

Ngoài ra, về đặc tính hóa học thì FEVE và PVDF còn khác nhau ở một số điểm như sau:

FEVEPVDF
Loại nhựaNhựa hòa tanNhựa không hòa tan
Khả năng uốn2T1T
Độ cứngHF
Nhiệt độ lưu hóaTừ nhiệt độ phòng lên đến 230 độ CTừ 250 độ C trở lên
Độ bóng15 – 80%25 – 35%
Khả năng sơn mớiDễ dàngKhó khăn

sơn feve 1 vivablast

Các khuyến nghị khi lựa chọn sơn FEVE hoặc sơn PVDF cho công trình chống cháy

So với PVDF, sơn FEVE có độ bóng và dải màu cao hơn. Đó là do phạm vi độ bóng rộng cho phép các lớp phủ FEVE tạo ra một bảng màu sáng hơn và giữ được màu sắc lâu hơn so với PVDF. Bên cạnh đó, nhờ vào khả năng chịu được nhiệt độ môi trường xung quanh, các lớp phủ dựa trên FEVE có thể được ứng dụng cho các bề mặt trong nhà lẫn ngoài trời. Lớp phủ fluoropolymer cũng có tính thấm thấp đối với oxy, nước và clorua, mang lại khả năng chống hao mòn cao khi tiếp xúc với điều kiện môi trường và các chất ô nhiễm trong không khí. Nhựa FEVE có thể bảo dưỡng dễ dàng và thường được sử dụng để khôi phục các dự án PVDF đã xuống cấp theo thời gian.

Được sử dụng trên hàng trăm nghìn dự án kiến ​​trúc có đặc điểm khác nhau, sơn FEVE cung cấp cho các kiến ​​trúc sư một giải pháp thay thế tốt cho các lớp phủ truyền thống. Đặc biệt, các loại sơn này còn được sử dụng cho ngoại thất tòa nhà do khả năng ứng dụng cho nhiều bộ phận khác nhau như tấm, mái, cửa, vòm, cửa sổ, tay vịn, hàng rào, cột, biển báo, nhôm, thép, bê tông, kính và chất dẻo nền.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sơn PVDF không có đặc điểm nổi trội nào. Loại sơn này có khá nhiều ưu điểm như:

  • Thân thiện với môi trường hơn các lớp phủ nhúng, có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC);
  • Chống chịu ánh sáng mặt trời tốt;
  • Chống ăn mòn;
  • Khả năng duy trì độ nhất quán màu cao (chống phai màu);
  • Khả năng chống lại hóa chất và ô nhiễm cao;
  • Giá trị sử dụng lâu dài với chi phí bảo trì tối thiểu.

Nhìn chung, cả sơn PVDF và sơn FEVE đều có các ưu điểm riêng. Việc ứng dụng giải pháp nào còn tùy thuộc vào nhu cầu thi công, đặc điểm của công trình và cả đánh giá của người thực hiện. 

sơn feve vivablast

Hy vọng bài viết trên đã giúp độc giả phân biệt được hai loại sơn FEVE và PVDF. Nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ thi công chống ăn mòn uy tín hiện nay thì VIVABLAST, với hơn 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công dịch vụ công nghiệp sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc. Liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn thêm:

Tin tức khác

Coppyright © 2023 Vivablast. All right reserved
Index