Chống ăn mòn được xem là một trong những việc làm có ý nghĩa quan trọng trong tất cả các công trình. Nhiều giải pháp đã và đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay, trong số đó sơn chống ăn mòn được đánh giá là mang lại hiệu quả cao hơn so với những giải pháp khác.
Sơn chắc hẳn là một thành phần không còn xa lạ gì với chúng ta, thế nhưng sơn phủ hạn chế ăn mòn thì có đặc điểm gì khác biệt so với các loại sơn thông thường? Công dụng cũng như những ứng dụng của loại sơn này là gì?
Chính tên gọi của sơn cũng đã thể hiện được chức năng chính của loại sơn này, sơn chống ăn mòn được cấu tạo bởi hai thành phần chính, được gọi là sơn gốc và chất đóng rắn. Đối với sơn gốc, hay còn được gọi là thành phần A – sơn được sản xuất từ những loại chất hữu cơ, không gây hại cho môi trường và người sử dụng. Sơn gốc có nhiệm vụ tạo lớp bao phủ cho bề mặt của công trình, vừa mang lại giá trị thẩm mỹ, đồng thời cũng làm chậm quá trình oxi thường gặp. Thành phần B, hay chất đóng rắn, là yếu tố quan trọng có trong sơn. Loại chất rắn này đóng vai trò định hình và kết rắn lại cho các lớp sơn trên bề mặt của công trình, tạo độ bám dính lâu bền hơn.
Sơn chống ăn mòn có nhiệm vụ chính là hạn chế đến mức tối đa các tổn thất có thể xảy ra bởi hiện tượng ăn mòn. Bởi lẽ, bất cứ công trình dù được xây dựng với quy mô và chất liệu gì thì cũng không thể tránh khỏi các vấn đề về ăn mòn, xuống cấp hay rỉ sét sau một thời gian sử dụng.
Loại sơn này hầu như đều ứng dụng được trong các ngành nghề sản xuất để giảm thiểu những rủi ro từ các yếu tố tạo nên sự ăn mòn. Một số kết cấu đã và đang được thực hiện các giải pháp chống ăn mòn từ sơn, có thể kể đến như:
Tàu, thuyền là những loại phương tiện chịu tác động trực tiếp bởi các yếu tố gây ăn mòn như nước biển, các loại vi sinh vật dưới biển. Vì thế, phun xịt chống ăn mòn cho đáy tàu thuyền là việc nên được ưu tiên hàng đầu.
Vấn đề khử khuẩn và vệ sinh là hai đặc điểm quan trọng nhất trong các nhà máy sản xuất, đặc biệt là sản xuất thức ăn và thực phẩm. Chính vì lẽ đó, thực hiện các bước kháng khuẩn bằng tia cực tím là một trong những yêu cầu hàng đầu. Tuy nhiên, sau một thời gian bị tác động bởi các nhân tố hóa học, vật liệu của nhà máy có thể bị ảnh hưởng, do đó chống bị ăn mòn từ sơn được xem là giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tối đa tình trạng trên cho vật liệu cũng như máy móc được dùng trong sản xuất.
Những công trình xây dựng từ bê tông cốt thép cũng là một trong những nhân tố nên được bảo vệ khỏi yếu tố ăn mòn. Bởi bê tông và cốt thép không phải là dạng vật chất có bề mặt phẳng kín, chúng là các loại hợp chất kim loại dễ bị ăn mòn nhất từ axit, hóa chất muối hòa tan có trong nước, hay bề mặt trên các đồ vật sắt thép.
Bên cạnh giải pháp từ sơn chống ăn mòn, để đảm bảo cho các công trình được bảo vệ một cách tối ưu nhất, chúng ta nên kết hợp nhiều giải pháp khác nhau. Một công trình được trang bị và bảo vệ bằng những hệ thống có chất lượng cao không những mang lại lợi ích cho công trình như: duy trì độ bền, kéo dài tuổi thọ, mà còn có ý nghĩa cho việc đảm bảo tính mạng cho những người làm việc và hoạt động trong công trình.
Hiện nay, VIVABLAST là một trong những đơn vị dẫn đầu trong việc cung cấp và thi công các giải pháp như: dịch vụ chống ăn mòn cho công trình bằng sơn chống ăn mòn, chống ăn mòn bằng cách ứng dụng phương pháp phun phủ nhiệt tạo lớp bảo vệ bề mặt; hệ thống sơn chống cháy cho các công trình hiện đại. Với đội ngũ các chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm, đã thực thi nhiều công trình khác nhau. Để có thể được hỗ trợ tư vấn lựa chọn giải pháp thi công phù hợp, cũng như thiết lập một quy trình phù hợp cho tính chất và đặc điểm cho công trình, Quý khách có thể liên hệ VIVABLAST theo thông tin dưới đây: