Table of Contents
Phòng chống cháy nổ là vấn đề vô cùng quan trọng, luôn được chú trọng khi thi công bất kể công trình nào. Thực hiện tốt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy là nhiệm vụ cấp thiết trong thiết kế và xây dựng nhằm đảm bảo an toàn cho cả người lẫn tài sản. Chính vì thế, sơn chống cháy nói riêng và cách thức phòng cháy nói chung hiện đang nhận được sự quan tâm rộng rãi, với mục đích thiết lập hệ thống phòng chống cháy nổ cho các công trình cơ sở hạ tầng, nhà máy, đặc biệt là công trình được xây dựng với kết cấu thép.
Kết cấu thép là loại hình được thi công nhiều nhất hiện nay, xuất hiện rộng rãi trong mọi dự án xây dựng như nhà ở, trường học, bệnh viện, nhà xưởng, công trình công nghiệp. Điểm cộng của những công trình này là thi công lắp đặt nhanh, cho độ bền cao. Tuy nhiên, kết cấu thép cũng có một điểm hạn chế khá phổ biến là độ bền kết cấu sẽ mất khi nhiệt độ trên 400 độ C.
Trên thực tế có hai hệ thống chống cháy khác nhau, bao gồm “Active Fire Protection” – chống cháy chủ động và “Passive Fire Protection” – chống cháy thụ động. Vậy đặc điểm của hệ thống này là gì, cũng như đặc điểm và cách vận hành của hai hệ thống trên là như thế nào?
Active Fire Protection (AFP), hay còn được hiểu là cách chống cháy chủ động. Hệ thống này được hoạt động dựa trên hệ thống sprinkler, vòi xả luôn ở chế độ thường trực, và chỉ khi nhiệt độ bên ngoài đạt đến một giá trị nhất định thì các vòi phun sẽ bắt đầu hoạt động.
Một ví dụ thông dụng thường gặp của cách chữa cháy này chính là hệ thống báo cháy được lắp đặt tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, siêu thị hay thậm chí là nhà ở. Khi có tín hiệu của nguồn nổ như khói bốc lên, lập tức hệ thống sẽ phát đi âm thanh báo động lớn để mọi người có thể kịp thời phát hiện và xử lý.
Hệ thống Active Fire Protection đóng vai trò vô cùng quan trọng, và không chỉ lắp đặt tại các công trình theo cấu trúc thép mà còn với được ứng dụng trong các mô hình xây dựng khác nhau trong việc báo cháy khẩn cấp. Active Fire Protection với những biện pháp như phun khí tự động từ hệ thống sprinkler, đèn thoát hiểm khẩn cấp hay chuông báo cháy, cùng với các giải pháp khác từ Passive Fire Protection như sơn chống cháy là một sự kết hợp cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn cho mọi công trình.
Ngược lại với Active Fire Protection, Passive Fire Protection (PFP) hay còn được biết đến với tên gọi chống cháy thụ động. Tuy có tên gọi như vậy nhưng Passive Fire Protection là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ cấu trúc xây dựng nào. Hệ thống chống cháy thụ động sẽ được xây dựng dựa trên loại hình công nghiệp, kết cấu, vật liệu xây dựng, kịch bản cháy và khả năng giữ được độ bền của chúng trong bao lâu. Thông thường hệ thống chống cháy thụ động được xác định theo hình thức đám cháy như sau:
Lý do chống cháy thụ động (PFP) được dùng rộng rãi và ưa chuộng là bởi phương pháp này có thể ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy, đồng thời duy trì độ bền cao cho các công trình kết cấu thép. Passive Fire Protection không những được ứng dụng trong các công trình khác nhau từ chống cháy vách tường lửa (blast wall), chống cháy bể chứa (sphere tank) hay các thiết bị khí đốt trong các nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất hay nhà máy sản xuất và chế biến khí tự nhiên.
Bên cạnh đó, lợi ích hàng đầu từ phương pháp chống cháy thụ động là nếu có sự cố cháy xảy ra, trong lúc đợi sự can thiệp và trợ giúp từ các biện pháp khẩn cấp khác thì cũng sẽ kịp sơ tán người có mặt tại hiện trường, đảm bảo an toàn tính mạng tuyệt đối. Có nhiều hệ thống chống cháy thụ động, từ những hệ thống sử dụng các vật liệu gốc xi măng truyền thống đến các sản phẩm công nghiệp hiện đại. Một trong những giải pháp hiệu quả nhất hiện nay là từ hệ thống thụ động này là sử dụng sơn chống cháy cho các công trình kết cấu thép bên cạnh kết hợp các phương pháp từ chống cháy chủ động.
Như thông tin vừa được chia sẻ trên, sơn chống cháy hiện đang là một phương pháp được đánh giá cao, và hầu như các công trình thi công kết cấu thép đều đang sử dụng. Sở dĩ biện pháp này mang lại hiệu quả cao là vì trong các thành phần cấu tạo của sơn có chứa nhựa Epoxy (sơn epoxy chống cháy), chất chống cháy Poly Phosphor, dung môi hữu cơ và chất tạo xốp cách nhiệt. Các thành phần trên sẽ làm chậm quá trình tỏa nhiệt của lửa trên vật liệu thép, đồng thời hạn chế tối đa khí thải độc phát ra từ đám cháy.
Ngoài ra, một đặc tính nổi bật của loại sơn này là khả năng chịu nhiệt lên đến 1000 độ C trong vòng hơn 3 giờ đồng hồ. Có thể sử dụng sơn được trong và ngoài trời, dễ dàng thi công, giữ được chất lượng trong quá trình vận chuyển giúp bảo vệ và tối ưu chi phí dự án.
Hơn thế nữa, thời gian thi công của hạng mục này cũng vô cùng nhanh chóng và dễ thực hiện bởi các đơn vị uy tín như VIVABLAST – nhà cung cấp dịch vụ thi công hệ thống chống cháy với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mọi khâu thực hiện từ tư vấn dịch vụ, đến thực thi công trình đều sẽ được VIVABLAST trực tiếp hoàn thành một cách bài bản để đem lại kết quả tốt nhất, đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật công trình.
Checklist chi tiết cho sơn chống cháy để công trình luôn bền vững
Với kinh nghiệm hơn 27 năm trong lĩnh vực phun phủ, Vivablast cung cấp dịch vụ tư vấn, thi công các sản phẩm sơn chống cháy đạt các tiêu chuẩn trong và ngoài nước:
Cùng với năng lực thiết bị máy móc và đội ngũ nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp, Vivablast tự tin có thể tạo ra các sản phẩm chống cháy tốt đáp ứng yêu cầu dự án với chất lượng, tiến độ đảm bảo.
Qua những thông tin được chia sẻ trên, hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về các hệ thống chống cháy phổ biến hiện nay. Từ đó cũng sẽ cân nhắc, tìm hiểu và quyết định sử dụng dịch vụ sơn chống cháy cho các công trình nhằm bảo vệ tính mạng cũng như tài sản một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Tìm hiểu thêm về các loại sơn khác: