Table of Contents
Thép là một trong những vật liệu không thể thiếu cho các công trình, đa dạng quy mô xây dựng phục vụ cho nhu cầu làm việc, sinh hoạt, học tập và giải trí. Bên cạnh sự vững chắc và độ thẩm mỹ cao thì vấn đề an toàn cháy nổ là điều cần lưu ý cho các hạng mục thi công. Giải pháp sử dụng sơn chống cháy được đánh giá là hữu ích và kéo dài tuổi thọ cho các công trình. Cùng tìm hiểu về khái niệm cũng như vai trò của dòng sơn này qua bài viết dưới đây.
Sử dụng sơn chống cháy đang là một phương pháp tối ưu và tiết kiệm nhất trong việc phòng ngừa cháy nổ cho hầu hết mọi công trình hiện nay. Bài viết sẽ điểm qua các nội dung như sau:
Sơn chống cháy được sử dụng nhiều để hạn chế các vấn đề về cháy nổ cho công trình ngày nay. Với cấu tạo từ hợp chất Acrylic, vỏ trấu, Epoxy cùng các loại phụ gia khác, khi phủ lên bề mặt vật liệu, nhất là kết cấu làm từ sắt thép thì lớp sơn sẽ tạo ra một lớp bảo vệ giúp công trình không bị tác động từ nguồn nhiệt cao.
Mỗi loại vật liệu được dùng trong xây dựng sẽ có những đặc tính khác nhau từ thành phần cấu tạo, độ chịu lực đến khả năng chịu nhiệt. Thép là một loại hợp kim cấu thành bởi sắt, carbon và các thành phần khác. Dựa vào các thành phần hóa học, thép được phân loại thành nhiều hình thức khác nhau như thép nhẹ, thép trung bình, thép carbon cao, thép hợp kim hay thép hợp kim cao. Với cấu trúc chắc chắn cùng với độ chịu lực cao, kết cấu thép hiện đang được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xây dựng.
Một đặc điểm quan trọng của thép đó là tính chịu nhiệt, thường dao động ở nền nhiệt từ 500 đến 550 độ C. Nhờ vào cấu tạo từ nhựa Epoxy, chất chống cháy Poly Phosphor, dung môi hữu cơ và chất tạo xốp cách nhiệt nên ứng dụng các dòng sơn chịu nhiệt độ cao cho kết cấu thép là một lựa chọn vô cùng hợp lý. Sự kết hợp của các thành phần có trong sơn sẽ làm chậm quá trình tỏa nhiệt của lửa, và giảm thải khí độc thoát ra từ đám cháy.
Các công trình xây dựng lớn ngày nay có thể kể đến như chung cư cao tầng, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, nhà xưởng,…là những khu vực có mật độ dân cư cao, sử dụng nhiều loại máy móc. Nguy cơ xảy ra hoả hoạn là điều không thể lường trước nên nếu chẳng may xảy ra, không chỉ lửa gây nguy hiểm mà các kết cấu thép gặp lửa sẽ bị sập, chúng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người và thiệt hại về tài sản là vô cùng lớn.
Mặc dù những khu vực thường xuyên có người luôn được trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy chủ động như bình xịt, thang inox, mặt nạ phòng độc,…tuy nhiên việc bảo vệ kết cấu thép vẫn là điều cần làm. Do cấu tạo từ các chất hoá học có khả năng chịu lửa cao trong thời gian dài nên sử dụng vật liệu chống cháy là sơn chống cháy có thể giúp kéo dài thời gian để xử lý đám cháy nếu không may xảy ra cháy nổ.
Tìm hiểu thêm: Biện pháp phòng cháy chữa cháy và tầm quan trọng của sơn chống cháy cần phải biết
Ngoài công dụng lớn nhất là bảo vệ công trình khỏi tác động của lửa thì sơn chống cháy còn có những ưu điểm nổi bật phải kể đến như:
Hiện nay có 2 dạng phổ biến là sơn chống cháy gốc dầu và gốc nước. Mỗi loại sơn này đều có thành phần và đặc trưng khác nhau nên trước khi lựa chọn, bạn cần tìm hiểu kỹ về thông tin sơn để ứng dụng lên công trình đạt hiệu quả nhất.
Sơn chống cháy gốc dầu | Sơn chống cháy gốc nước | |
Thành phần | – Sử dụng dầu từ cây gai hoặc cây đậu nành làm dung môi chính nên rất nhanh khô | – Nước được sử dụng làm dung môi hữu cơ |
Ưu điểm | – Màng sơn cứng, ít trầy xước nên dễ vệ sinh – Kháng nước cao nên giúp công trình không bị ẩm mốc – Có thể sử dụng cho mọi điều kiện thời tiết trong nhà lẫn ngoài trời và bền bỉ theo thời gian | – Thành phần vô cùng an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. |
Nhược điểm | – Gây khó chịu do thành phần có dầu | – Không hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. – Độ ẩm và nhiệt độ không phù hợp sẽ kéo dài quá trình khô |
Để thi công sơn chống cháy đạt hiệu quả thì khu vực thi công phải đảm bảo các yếu tố sau đây:
Thời gian chống cháy hoàn hảo cho hầu hết công trình ngày nay là 150 phút. Để đảm bảo thời gian cho sơn chống cháy 150 phút thì định mức thi công phải đáp ứng các yếu tố sau:
Theo tiêu chuẩn quy trình thi công sơn chống cháy thì dưới đây là 5 bước cần thực hiện để sơn đạt hiệu quả:
Bước 1: Xử lý bề mặt vật liệu
Đây là bước đầu tiên trong quy trình thi công và đồng thời chúng đóng vai trò quyết định tính hiệu quả của sơn cho công trình. Việc xử lý các vết bẩn bề mặt giúp cho màng sơn bám dính tốt hơn và làm tăng độ thẩm mỹ cho công trình.
Bước 2: Sơn lớp chống rỉ phù hợp
Phủ một lớp chống rỉ để tạo độ bám tốt hơn cho lớp sơn chống cháy. Lưu ý, lớp sơn chống rỉ phải có độ dày trong khoảng từ 50 đến 80µm và để khô trong vòng 30 phút.
Bước 3: Thi công lớp sơn chống cháy
Sau khi lớp sơn chống rỉ khô hẳn thì sẽ tiến hành phun sơn chống cháy lên bề mặt. Độ dày của lớp sơn càng cao thì thời gian chống cháy sẽ càng cao.
Bước 4: Phủ lớp sơn màu để tăng độ thẩm mỹ
Để công trình có độ thẩm mỹ cao thì có thể sử dụng thêm một lớp sơn phủ màu sắc. Lớp sơn này ngoài có công dụng trang trí mà còn có tác dụng như một lớp bảo vệ ngoài cho công trình vững chắc hơn.
Bước 5: Nghiệm thu chất lượng sơn
Kiểm tra thời gian khô của sơn, kiểm tra độ dày, độ bám dính và kiểm tra độ phủ của sơn là 3 bước cần để nghiệm thu chất lượng của sơn cho các công trình.
Để đạt được tiêu chuẩn chống cháy tốt nhất cho các vật liệu bằng thép và đảm bảo được chất lượng của sơn thì cần lưu ý những vấn đề sau:
Mỗi bước trên đều được thực hiện và theo dõi bởi đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao, với nhiều năm kinh nghiệm dày dặn trong việc lắp đặt và thi công sơn chống cháy, được huấn luyện và cấp chứng chỉ thi công bởi các nhà sản xuất uy tín. Đây là hạng mục đòi hỏi rất quan trọng, nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản, vì vậy cần có những chuyên viên với trình độ kỹ thuật cao như ở VIVABLAST – đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực thi công biện pháp phòng chống cháy cho công trình kết cấu thép nói riêng, và xây dựng hệ thống chống cháy an toàn nói chung.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về vai trò của sơn chống cháy cho kết cấu thép, cũng như lợi ích mà biện pháp này mang lại cho sự an toàn của các công trình hiện đại ngày nay.