Trang chủ > Tìm hiểu sơn mạ kẽm – giải pháp bảo vệ kim loại tiện lợi và kinh tế

Tìm hiểu sơn mạ kẽm – giải pháp bảo vệ kim loại tiện lợi và kinh tế

Sơn mạ kẽm được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Tuy nhiên, vì sao sơn mạ kẽm lại được các chủ đầu tư ưu tiên sử dụng? Có thể vì ăn mòn kim loại là một mối nguy hàng đầu đe doạ chất lượng của các công trình kim loại. Các giải pháp bảo vệ và chống ăn mòn ra đời đã trở thành vị cứu tinh trong việc sử dụng kim loại. Trong danh sách các giải pháp chống ăn mòn, sơn mạ kẽm đang là lựa chọn hàng đầu giúp bảo vệ bề mặt kim loại khỏi bị rỉ sét và ăn mòn, đồng thời tạo lớp phủ có tính thẩm mỹ cao, điều mà không phải giải pháp nào cũng có được. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Nội dung chính tại bài viết Sơn mạ kẽm

Trong bài viết, chúng ta sẽ đi qua một số nội dung sau:

1. Khái niệm sơn mạ kẽm và ứng dụng của chúng

a. Khái niệm

b. Ứng dụng

2. Phân loại sơn mạ kẽm

a. 1 thành phần

b. 2 thành phần

3. Ưu điểm sơn mạ kẽm

Hiện nay, các giải pháp bảo vệ trở thành sản phẩm “kèm theo” không thể thiếu trong các công trình sử dụng kim loại. Sơn mạ kẽm là một sản phẩm phổ biến cả trong dân dụng và các công trình công nghiệp với đặc tính chống ăn mòn, bảo vệ vật liệu một cách hiệu quả, tiết kiệm và tiện lợi. Vậy loại sơn này cụ thể là gì? Chúng có những loại nào và đâu là những ưu thế nổi bật khiến sơn kẽm ngày càng được ứng dụng rộng rãi?

1. Sơn mạ kẽm là gì? Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm cơ bản của sơn kẽm

  1. Khái niệm:

Sơn mạ kẽm thường được biết đến là phương pháp mạ kẽm lạnh, là một loại sơn phủ giàu kẽm có tác dụng bảo vệ các vật liệu kim loại khỏi tác hại của quá trình ăn mòn cũng như các ảnh hưởng từ điều kiện môi trường như nắng, mưa, sương muối, nhiệt độ… nhằm tăng tuổi thọ và chất lượng cho các công trình.

Bên cạnh chức năng bảo vệ, sản phẩm cũng có khả năng tạo lớp sơn thẩm mỹ với nhiều lựa chọn về màu sắc, được sử dụng để trang trí, bảo vệ các công trình dân dụng như hàng rào, cửa sắt, cột đèn. Sơn kẽm tạo cho bề mặt một lớp phủ lý tưởng, có độ bóng và màu sắc đẹp mắt, có khả năng chống ố vàng và chịu được thời tiết.

  1. Ứng dụng:

Sơn mạ kẽm được ứng dụng phổ biến trên những ngành hàng hải, giao thông, công nghiệp, công trình hạ tầng… Bên cạnh đó, dòng sơn này luôn được ưu tiên tại các kim loại đặc thù của công trình, nhà xưởng… như:

  • Kim loại thép: Hộp thép, ống thép, hàng rào, dây cáp…
  • Kim loại sắt: Cửa sắt, tôn sắt, khuôn sắt…
  • Kim loại gang: Nồi gang, các bộ phận máy móc, khuôn đúc…
  • Kim loại nhôm: Khung tháp gió năng lượng mặt trời, Băng tải, băng chuyền…

Cold Galvanizing thumbnail-vivablast

2. Phân loại sơn mạ kẽm: sơn kẽm 1 thành phần và sơn kẽm 2 thành phần

Hiện nay trên thị trường có hai loại sơn kẽm phổ biến nhất là: sơn một thành phần và sơn hai thành phần.

  1. Sơn mạ kẽm 1 thành phần:
  • Khái niệm:

Được sản xuất dựa trên hai nền chính là Alkyd và Acrylic. . Đúng như tên gọi, sơn mạ kẽm 1 thành phần chỉ bao gồm 1 thành phần giúp người dùng không cần pha trộn mà chỉ cần mua về và sơn trực tiếp lên bề mặt của sản phẩm cần sơn.

  • Ưu điểm:
    • Giá thành rẻ
    • Dễ sử dụng
    • Không cần sơn lót mà có thể sơn trực tiếp lên bề mặt
    • Không cần pha trộn sơn
    • Khả năng giàn trải tốt nên màng sơn đanh cứng
    • Độ bóng đẹp
  • Hạn chế:
    • Tuổi thọ thấp nên chủ yếu được sử dụng trong các ứng dụng dân dụng
    • không chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
    • Các loại sơn thuộc nhóm này có độ bám dính trung bình trên bề mặt vật liệu
  1. Sơn mạ kẽm 2 thành phần:
  • Khái niệm:

Là dòng sơn cao cấp thuộc hệ sơn Epoxy, bao gồm 2 thành phần nên khi sử dụng người dùng cần phải pha với nhau theo tỷ lệ phù hợp theo hướng dẫn của nhãn hàng.

  • Ưu điểm:
    • Khả năng chống thấm nước cao
    • Khả năng chống oxy hóa cao
    • Khả năng chống ăn mòn bên trong cho lõi sắt thép và kim loại cao.
    • Chống lại các tác nhân ăn mòn, tránh mài mòn và va đập.
    • Độ bám dính và bền màu cực cao
    • Tối ưu hoá khả năng chống chịu với các thời tiết khắc nghiệt và điều kiện nhiệt độ cao.
  • Hạn chế:
    • Loại 2 thành phần này sẽ có giá thành cao hơn sơn 1 thành phần.
    • Thời gian thi công lâu
    • Cách sử dụng khó khăn hơn loại 1 thành phần

Tìm hiểu thêm về phương pháp phun phủ nhiệt hiện đại – giải pháp bảo vệ kim loại vượt trội Công nghệ phun phủ nhiệt hiện đại và những điều cơ bản cần biết!

3. Ưu điểm nổi bật của sơn mạ kẽm – giải pháp lý tưởng cho các công trình kim loại 

Sơn mạ kẽm là một lựa chọn lý tưởng khi so sánh với các dòng sơn phủ kim loại khác. Chúng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật đáp ứng được đa dạng nhu cầu sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

  • Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng, sơn mạ kẽm hiện có bảng màu rất đa dạng, phù hợp cho nhiều công trình và mục đích sử dụng.
  • Nhiều sản phẩm dễ thi công, không cần pha trộn và không cần người có kinh nghiệm thi công.
  • Sơn mạ kẽm có thời gian khô nhanh và quá trình sơn không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết
  • Khả năng chống ăn mòn, mài mòn, chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt hiệu quả. Một số sản phẩm còn có tính năng chống ma sát, chống chịu lực và chống bong tróc. Nhờ đó bảo vệ và kéo dài tuổi thọ các công trình.
  • Sản phẩm còn có thể che đi các khuyết điểm trên bề mặt vật liệu, tạo lớp phủ sáng bóng, bền đẹp và có tính thẩm mỹ cao cho các công trình.

Hiện nay có rất nhiều mẫu sơn kẽm ra đời với thành phần và tính chất khác nhau, phù hợp với từng trường hợp và yêu cầu cụ thể về lớp sơn.

sơn mạ kẽm thumbnail 1-vivablast

II. Hướng dẫn quy trình thi công sơn mạ kẽm với 4 bước cơ bản

Thi công sơn mạ kẽm là quá trình đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao và thực hiện theo quy trình bài bản. Đây là 4 bước thi công sơn mạ kẽm cơ bản:

  1. Làm sạch bề mặt cần sơn: Bụi bẩn có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng sau khi sơn, vì vậy làm sạch bề mặt trước khi sơn là yêu cầu cần thiết của quy trình. Nước nóng và xà phòng được sử dụng để loại bỏ vết bẩn bám trên bề mặt kim loại, sau đó sử dụng hỗn hợp nước hòa với amoniac 2% để làm sạch một lần nữa. 
  2. Chà nhám bề mặt kim loại: Chà nhám bề mặt nhằm mục đích tạo độ bám chắc cho lớp sơn mạ kẽm vì bề mặt quá nhẵn bóng sẽ khiến cho lớp sơn rất khó bám dính.
  3. Sử dụng sơn lót: Lớp sơn lót có tác dụng kết dính bề mặt kim loại và sơn mạ kẽm. Tốt nhất là dùng sơn phun và phun từng lớp một từ trên xuống dưới. Trong quá trình sơn lót tuyệt đối không để bề mặt sơn dính nước và phải đợi sơn khô hoàn toàn mới phun thêm lớp mới. Tùy vào mục đích mà bạn có thể sơn lót hai hoặc ba lớp trước khi sơn lớp sơn mạ kẽm.
  4. Thi công sơn mạ kẽm: Khi sơn mạ kẽm nên áp dụng kỹ thuật như sơn lót, nghĩa là sơn từng lớp từ trên xuống và đợi sơn khô hoàn toàn mới sơn lớp tiếp theo.

III. Mẹo giúp cho sơn mạ kẽm giữ được lớp sơn bền màu lâu dài

Sơn mạ kẽm vốn có hạn chế khó bám màu và dễ bong tróc sau một thời gian ngắn sử dụng. Để sơn bền màu người dùng nên chọn loại sơn chất lượng tốt và yêu cầu cần có kỹ thuật sơn đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, một số mẹo nhỏ sau đây có thể giúp quá trình sử dụng sơn lâu dài hơn:

  • Khoảng thời gian thi công tốt nhất là từ 8h đến 16h, điều kiện nắng ráo, khô thoáng
  • Không thi công sơn mạ kẽm khi trời mưa, trời âm u, độ ẩm không khí cao,…vì điều kiện thời tiết xấu khiến cho lớp sơn lâu khô, dễ bị nấm mốc và bong tróc
  • Tránh thi công sơn trong môi trường bụi bặm, sơn bị dính bụi, lớp sơn sẽ bị thô ráp, không láng mịn
  • Thi công sơn trong nhà, hoặc nên che chắn kỹ sau khi sơn, tuyệt đối không để sơn dính nước

Nên kiểm tra dụng cụ sơn trước khi tiến hành thi công sơn mạ kẽm. Để đảm bảo chất lượng công trình mỗi khu vực người dùng nên sử dụng thiết bị sơn phù hợp.

Với nhiều ưu điểm độc nhất, sơn mạ kẽm là giải pháp chất lượng để bảo vệ chống ăn mòn, mang lại nhiều lợi ích đáng kể có thể đo lường cho các công trình. Đó là tiết kiệm chi phí và nhân công thực hiện, bảo vệ toàn diện và hiệu quả cũng như có tính thẩm mỹ cao. Thị trường sơn kẽm cũng ngày càng đa dạng và được cải tiến không ngừng, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.

3 mẫu sơn mạ kẽm phổ biến với quy trình dễ thực hiện ngay tại nhà

Để được hỗ trợ tư vấn giải pháp bảo vệ chống ăn mòn phù hợp và hiệu quả cho công trình của mình, Quý khách có thể liên hệ Vivablast:

  • Tel: (+84-28)38 965 006/7/8
  • Fax: (+84-28)38 965 004
  • Email: vivablast@vivablast.com

Tin tức khác

Coppyright © 2023 Vivablast. All right reserved
Index