Table of Contents
Vệ sinh tháp giải nhiệt là quy trình quan trọng không nên bỏ qua. Nhưng vì sao quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt lại mang lại những lợi ích to lớn cho chủ đầu tư? Trong môi trường công nghiệp sản xuất, dù là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm suốt ngày đêm hay chỉ là lưu trữ hàng hoá để vận chuyển, công đoạn vệ sinh định kỳ tháp giải nhiệt là điều thực sự cần thiết, giúp hạn chế được những sự cố tắc nghẽn, han gỉ hệ thống. Điều này đảm bảo hệ thống luôn ở trong trạng thái hoạt động ổn định và hiệu suất làm việc tổng thể của tháp không bị ảnh hưởng.
Bài viết hôm nay sẽ điểm qua những nội dung nhằm mang đến cho người đọc những thông tin hữu ích về quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt và lý do tại sao phải vệ sinh cho tháp giải nhiệt.
⇒ Để tháp giải nhiệt luôn hoạt động bình thường cần tiến hành vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên giúp ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật và bụi bẩn bám vào. Cùng tìm hiểu về những lợi ích của việc vệ sinh tháp giải nhiệt và cách thức thực hiện bên dưới.
Tháp giải nhiệt gồm các thành phần khác nhau cùng làm việc đảm bảo hiệu quả và chức năng của cả hệ thống. Các bộ phận này bị hao mòn theo thời gian và cần được bảo dưỡng hoặc trang bị thêm trong suốt vòng đời của tháp. Việc vệ sinh tháp giải nhiệt thường được thực hiện định kỳ bởi các thiết bị và kỹ thuật chuyên dụng. Các bộ phận chính của tháp giải nhiệt và chức năng của chúng bao gồm:
Ngoài ra, tháp còn có những bộ phận khác có thể kể đến như bộ phận khí vào, hộp số, động cơ, bộ phận khí vào, hộp giảm tốc… Cũng có nhiều loại tháp đặc biệt được cấu tạo bởi nhiều bộ phận cải tiến khác nhau nữa.
Là một thành phần quan trọng của nhiều quy trình công nghiệp, tuy nhiên qua thời gian hoạt động, tháp không chỉ tích tụ cặn bẩn mà còn có sự xâm nhập của vi sinh vật gây ra các quá trình ăn mòn. Trừ khi doanh nghiệp có kế hoạch bảo trì bao gồm cả việc vệ sinh tháp giải nhiệt, nếu không sẽ không thể giữ cho tháp hoạt động như bình thường. Từ đó làm giảm hiệu quả của toàn bộ hệ thống.
Như vậy, vệ sinh và xử lý nước trong tháp giải nhiệt không chỉ giữ cho hệ thống luôn sạch sẽ. Nó cũng ngăn ngừa sự ăn mòn và hình thành cáu cặn cũng như sự phát triển của vi sinh vật. Từ đó giảm chi phí phát sinh và tăng hiệu quả của toàn hệ thống.
Để hệ thống của nhà máy hoạt động tối ưu, việc vệ sinh tháp giải nhiệt và xử lý nước thường xuyên là một phần trong kế hoạch bảo trì tổng thể. Các bước trong quy trình vệ sinh này sẽ giúp hệ thống bền bỉ hơn, hoạt động tốt hơn và giúp giảm các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cũng như sức khỏe người lao động.
Để thực hiện công đoạn này cần duy trì một lượng nước nhất định trong tháp dùng để hoà tan hoá chất vệ sinh tháp. Cần lựa chọn dung dịch chuyên dụng có nồng độ và độ tẩy rửa thích hợp để không làm ảnh hưởng đến độ bền của tháp và đảm bảo an toàn cho người lao động.
Sau khi đổ hóa chất vào tháp sẽ tiến hành mở các van và đường ống, bật máy bơm để hoá chất đi qua hệ thống thực hiện nhiệm vụ tẩy rửa, làm sạch các cặn bẩn tích tụ.
Tuỳ vào quy mô và thời gian vệ sinh tháp giải nhiệt, sau một khoảng thời gian chạy tuần hoàn nhất định sẽ bắt đầu xả hóa chất trong tháp ra ngoài. Người thực hiện phải thực hiện trung hoà hoá chất trước khi xả khỏi hệ thống để không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Tiếp tục đổ lại và lặp lại quy trình khử trùng rồi xả toàn bộ hoá chất trong đường ống. Dùng quỳ tím để đo pH, nếu độ pH của nước xả trung tính, tức là nước xả đã đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
Sử dụng hoá chất để diệt rong rêu ở cả các lỗ thông hơi và vòi phun nhằm loại bỏ cặn bẩn và vi khuẩn, ngăn cản sinh sôi, phát triển của nấm, rêu trong tháp hiệu quả. Hỗn hợp hoá chất này tạo ra một lớp màng mỏng bảo vệ bề mặt các bộ phận khỏi sự kết bám, đóng rễ của các vi sinh vật.
Ngoài ra, kỹ thuật viên thực hiện vệ sinh cũng có thể sử dụng đèn cực tím UV cho bước này để tiêu diệt vi khuẩn trong hệ thống tháp.
Khi thực hiện vệ sinh tháp giải nhiệt ở phần các ống phân phối nước, kỹ thuật viên thực hiện theo các bước gồm: tháo rời, xịt rửa, vệ sinh sạch sẽ bụi bám và rong rêu trên các tấm tản nhiệt, ống phân phối nước. Sau khi hoàn tất, tiến hành lắp ráp lại hệ thống như ban đầu.
Các bộ phận khác của hệ thống tháp giải nhiệt cũng cần được vệ sinh như: thân tháp, vỏ tháp, cánh quạt, tấm lưới… Các bề mặt của tháp cũng có thể chứa vi khuẩn bám trên bề mặt từ nước làm mát hoặc từ khí quyển. Làm sạch tất cả các bề mặt và bồn rửa. Khử trùng bất kỳ bề mặt nào tiếp xúc với nước. Sau khi tháo rời để vệ sinh, cần kiểm tra xem có bất kỳ bộ phận nào bị hư hỏng hay không để thực hiện sửa chữa hoặc thay thế nếu cần trước khi tiếp tục. Điều này đảm bảo tất cả các bộ phận trong hệ thống đều ở trạng thái tốt nhất, giúp tăng tuổi thọ và tính hiệu quả của tháp.
Với những thông tin trên có thể thấy, dù là hệ thống có quy mô nhỏ hay lớn, vệ sinh tháp giải nhiệt là kế hoạch cần thiết. Không chỉ mang lại các lợi ích lớn về chi phí và thời gian, nó còn giúp hệ thống luôn trong trạng thái ổn định, bền bỉ và hoạt động tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả vệ sinh và không có các vấn đề phát sinh, việc lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ vệ sinh tháp chất lượng là điều cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Với hơn 27 năm kinh nghiệm, VIVABLAST sẽ mang đến cho doanh nghiệp bạn một giải pháp vệ sinh tháp giải nhiệt lý tưởng với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, công nghệ tiên tiến và quy trình thực hiện bài bản, tối ưu về chi phí và thời gian thực hiện.
Một số dịch vụ bảo ôn – làm sạch của chúng tôi:
Để được hỗ trợ tư vấn giải pháp vệ sinh tháp giải nhiệt phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả cho công trình, Quý khách có thể liên hệ Vivablast:
+Tel: (+84-28)38 965 006/7/8
+Fax: (+84-28)38 965 004
+Email: vivablast@vivablast.com